Những kỹ năng sơ cứu cần thiết khi đi cắm trại

Ngày gửi 28/05/2024 Danh mục Kinh nghiệm du lịch
None

Kỹ năng sơ cứu là điều quan trọng và bắt buộc phải biết để tự bảo vệ bản thân nếu bạn muốn đi cắm trại. Trong bài viết này GoCamping sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức cũng như cách thực hiện các kỹ năng sơ cứu. 

1. Sơ cứu say nắng, say nóng khi đi cắm trại

Đi tổ chức cắm trại, thường bạn sẽ hoạt động ngoài trời là chủ yếu, vật nên rất dễ bị say nắng, say nắng, đặc biệt khi thời tiết vào hè. Những biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Kỹ năng sơ cứu khi gặp trường hợp say nóng, say nắng không quá khó, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
  • Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
  • Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác.

2. Sơ cứu khi đuối nước

2.1 Đối với trẻ nhỏ

Đầu tiên, bạn phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí và được giữ ấm.

Lay gọi trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng hoặc quan sát lồng ngực thấy không di động thì có nghĩa là trẻ đã ngừng thở. Lúc này, bạn cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho trẻ.

Cách hô hấp nhân tạo thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm ưỡn cổ, nghiêng mình về bên trái, dùng gạc hoặc khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở mũi, miệng. Tiếp đó, người cấp cứu thực hiện hà hơi, thổi ngạt.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập. Ép tim, thổi ngạt nên làm 5 – 10 phút. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần 3 giây.

Cách thực hiện ép tim ngoài lồng ngực như sau: Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức là sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1.

Sau khi tỉnh, trẻ sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này bạn cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở.

đến cơ sở y tế để thăm khám lại ngay cả khi trẻ có vẻ hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu. Trong quá trình vận chuyển cần tiếp tục các biện pháp sơ cứu nếu cần và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho trẻ.

2.2 Đối với người lớn

Đánh giá đường thở, hô hấp và tuần hoàn: Yêu cầu một người gọi cứu hộ và kiểm tra và xác định xem người đó vẫn đang thở bình thường hay không và đảm bảo không có vật gì cản trở đường thở. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ trong 10 giây.

Tiến hành hồi sức tim phổi: Nếu không bắt được mạch, tiến hành hồi sức tim phổi. Đặt gót tay lên ngực nạn nhân hoặc đặt chồng hai tay. Ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm. Kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa. Lưu ý là không được ấn vào xương sườn.

Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được: Bạn có thể hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân như sau:  Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.

Tiếp tục thực hiện việc đó đến khi nạn nhân tự thở hoặc được cấp cứu. 

Trên đây là 2 kỹ năng sơ cứu quan trọng và rất cần thiết khi đi cắm trại. Một lưu ý nhỏ, đây chỉ là kỹ năng sơ cứu, giúp giảm độ nguy hiểm khi gặp những tình huống trên. Bạn vẫn cần phải đưa người gặp nạn vào các trung tâm y tế để kiểm tra và điều trị nhé. Hãy lưu bài viết này lại, biết đâu được một ngày nào đó bạn sẽ cứu sống được rất nhiều người đuối nước.