Văn hóa cắm trại các nước trên thế giới có gì khác so với Việt Nam?

Ngày gửi 20/11/2024 Danh mục Kinh nghiệm du lịch
Có rất nhiều địa điểm cắm trại lý tưởng tại Hàn, những hòn đảo, bãi biển dài hay những cánh rừng nguyên sinh, thậm chí bạn có thể cắm trại ngay trong lòng Seoul với các bãi cắm tại công viên. Bên cạnh đó các loại hình cắm trại như Glamping hay cắm trại tr

Cắm trại là một hình thức du lịch mới, đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ. Một trong những nguyên do lớn nhất khiến cho cắm trại được ưa chuộng là vì tính bền vững với môi trường cũng như việc không tốn quá nhiều chi phí. Khái niệm “cắm trại” đã có từ lâu, xuất phát từ tập tính “lang thang” của dân du mục, sau trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên tùy từng nền văn hóa của các quốc gia mà hoạt động cắm trại của từng nơi cũng có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng GoCamping tìm hiểu xem các quốc gia trên thế giới đang cắm trại như thế nào nhé.

1. Các nước phương Đông

Với một số nước châu Á trong khu vực, tiêu biểu là Nhật bản và Hàn Quốc, vì cùng chung nền văn hóa đồng văn nên có khá nhiều nét tương đồng.

Người Nhật thích đi cắm trại vào ngày cuối tuần, dịp nghỉ lễ và thường theo hình thức gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ bởi họ coi đây là một hình thức giáo dục con cái. Khác với Việt Nam, người Nhật có những bãi cắm trại riêng, có hơn 3.000 bãi cắm trại lớn nhỏ trên khắp đất nước. Hàng trăm chiếc lều lớn nhỏ được xếp thành hàng lối, giống như một thành phố thu nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhu cầu cắm trại trên cao, nơi đây lại càng tấp nập.

Ta đến đây có thể lựa chọn mang vật dụng cắm trại từ nhà theo hoặc thuê tất cả tại bãi. Một khu cắm trại tại Nhật sẽ có đầy đủ các tiện nghi như nhà tắm, nhà vệ sinh, ổ điện…và khá nhiều điểm vui chơi giải trí đi kèm: hồ bơi, sân bóng, xích đu, suối…. Thử thách hơn nữa là những ngọn đồi phục vụ cho leo núi, trekking hoặc bờ biển/bờ sông tùy vị trí từng khu.

Cũng giống như Nhật Bản, văn hóa cắm trại tại Hàn Quốc khá phát triển, ngày càng có thêm nhiều người tìm đến cắm trại như một hình thức thư giãn ngoài trời mà vẫn đảm bảo sự riêng tư.

Có rất nhiều địa điểm cắm trại lý tưởng tại Hàn, những hòn đảo, bãi biển dài hay những cánh rừng nguyên sinh, thậm chí bạn có thể cắm trại ngay trong lòng Seoul với các bãi cắm tại công viên. Bên cạnh đó các loại hình cắm trại như Glamping hay cắm trại trên xe cũng rất được ưa chuộng.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước phát triển, cường độ và áp lực công việc cao. Việc cắm trại cuối tuần được xem như một hình thức thư giãn vừa hiệu quả vừa không tốn nhiều chi phí. Trong những dịp này họ thường mặc trang phục thoải mái, quần cộc, áo phông, vui đùa và cùng con cái khám phá tự nhiên. Hoàn toàn khác với vẻ cẩn trọng, cứng nhắc như thường thấy. Có lẽ việc tách bạch giữa làm việc và giải trí giúp tăng năng suất làm việc. Hoặc việc nghỉ ngơi cắm trại ở một môi trường trong lành và thoải mái giúp họ có thêm năng lượng để làm việc hiệu quả. 

Với người dân ở đây, cắm trại giống một phương pháp giải tỏa áp lực, đồng thời giáo dục con cái hơn là một thú vui. Có thể hiểu cắm trại tại Nhật hay Hàn về bản chất cũng giống với Việt Nam, tuy nhiên họ được tổ chức một cách quy mô và tiện nghi hơn.

2. Các nước phương Tây

Còn nhắc đến cắm trại châu Âu, người ta thường nghĩ đến những dãy núi hùng vĩ, những khu rừng, đồng quê yên bình hay những cảnh quan thiên nhiên tráng lệ. 

Cắm trại ở châu Âu không chỉ bó buộc trong nước, việc rong ruổi trên ô tô từ nước này qua nước khác và hạ trại nghỉ ngơi ở bất kỳ đâu là chuyện bình thường với người dân ở đây và một chuyến đi thường kéo dài hàng tuần. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể hạ trại bừa bãi, hầu hết các nước châu Âu không cho phép cắm trại tùy tiện (thậm chí bạn có thể bị phạt tiền nếu cố cắm trại khi chưa được phép tại Đức hay Croatia), bạn chỉ có thể cắm tại những nơi được cho phép (có thể là chủ khu cắm trại hoặc chủ của khu đất bạn định hạ trại). Họ cũng có các khu cắm trại giống Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng những bãi cắm tại châu Âu thường rộng lớn và có ít người hơn.

Vì chuyến đi kéo dài nên thông thường, họ ít thuê đồ mà sẽ tự sắm luôn cả một bộ vật dụng cắm trại từ lều, túi ngủ, đệm, bếp nấu…. Do đó có thể chi phí ban đầu sẽ rất tốn kém nhưng nếu thường xuyên đi thì lại khá tiết kiệm. Vì phải mang theo tất cả đồ dùng nên hầu hết những vật dụng đều được làm bằng nhựa hoặc chất liệu nhẹ để dễ di chuyển. Thêm một đặc điểm nữa là Người dân Châu Âu thường không ngồi bệt ăn cơm, dù giữa ngoài trời. Do đó bàn ghế đối với họ rất quan trọng trong những chuyến đi như vậy. 

Bên cạnh đó tại các nước phát triển, loại hình cắm trại “sang chảnh” glamping khá phổ biến và cũng có những bãi glamping riêng. Hình thức cắm trại trên xe cũng khá được ưa chuộng, nhất là trong mùa dịch. Còn tại Việt Nam thì những loại hình này còn chưa thật sự phổ biến. 

Đó là những nét khác biệt cơ bản giữa văn hóa cắm trại tại Việt Nam so với một số nơi trên thế giới. Còn về những hoạt động khi cắm trại thì cơ bản là giống nhau: đốt lửa, nướng thịt…  Nếu bạn đang muốn “đổi gió” trong những chuyến cắm trại của mình, có thể tham khảo những điều trên đây để có một chuyến đi mới mẻ và hứng khởi hơn nhé.