Mục tiêu của Nguyên tắc Leave no trace – “Không để lại dấu” đó chính là để con người không gây tổn hại cho môi trường. Những tổn hại do du lịch xảy ra khi thảm thực vật bề mặt hoặc cộng đồng sinh vật bị tàn phá, giẫm đạp vượt quá khả năng phục hồi. Điều này dẫn đến đất bị cằn cỗi, gây xói mòn và tạo nên những con đường mòn không cần thiết. Chính vì thế hãy tìm hiểu cách di chuyển và cắm trại như thế nào để tránh gây tổn hại nhất cho thiên nhiên trong bài viết này nhé.
1. Di chuyển trên đường mòn (On trails)
Bạn chỉ nên tập trung các hoạt động tại những khu vực đã được sử dụng nhiều hoặc đã được khai thác.Tập trung di chuyển trên các con đường mòn đã định hình để không tạo ra những tuyến đường mới và giảm thiểu tác động đến cảnh quan của khu vực. Bạn nên đi trong phạm vi đường mòn và không nên đi tắt theo đường mòn zig zag dọc theo sườn đồi. Bạn cũng nên giữ khoảng cách với những du khách khác khi nghỉ ngơi trên đường mòn. Nên tuân theo những nguyên tắc khi đi du lịch trên đường mòn và chỉ nên di chuyển ra ngoài đường mòn để nghỉ ngơi.
Lưu ý: Những người leo núi trong cùng một nhóm nên dừng lại để nghỉ ngơi và trò chuyện sau một khoảng thời gian. Không nên hét lớn khi leo núi. Những tiếng ồn quá lớn thường không được “chào đón”.
2. Di chuyển ngoài đường mòn (Travel off-trail)
Hãy phân tán việc sử dụng và các tác động tới những khu vực nguyên sơ (ngoại trừ sa mạc). Tất cả những chuyến đi mà không sử dụng đường mòn đã định hình như những chuyến đi đến vùng hẻo lánh, tìm nơi vệ sinh cá nhân, hay khám phá thiên nhiên gần hoặc quanh điểm cắm trại được coi là di chuyển ngoài đường mòn. Hai yếu tố chính làm gia tăng sự ảnh hưởng của việc di chuyển ngoài đường mòn đến mặt đất là: độ vững chắc của các bề mặt, thảm thực vật và tần suất di chuyển (hoặc quy mô nhóm).
Độ vững chắc là khả năng chịu được sự bào mòn và giữ được tình trạng ổn định của các bề mặt địa hình hoặc của thảm thực vật.
Tần suất di chuyển hoặc quy mô nhóm gồm nhiều người có thể khiến một diện tích lớn bị giẫm đạp hoặc một diện tích nhỏ bị giẫm đạp nhiều lần.
3. Độ vững chắc của bề mặt địa hình
Đá, cát và sỏi: Những bề mặt này có độ bền rất cao nên có thể chịu được bào mòn và giẫm đạp nhiều lần. (Tuy nhiên, địa y mọc trên đá lại dễ bị tác động).
Băng và tuyết: Mặc dù ở khu vực Đông Nam Á khá ít những nơi có băng – tuyết nhưng bạn cũng nên biết thêm về chúng. Những tác động của việc di chuyển lên những bề mặt này thường chỉ là tạm thời, do đó chúng được coi là sự lựa chọn hoàn hảo khi di chuyển với điều kiện là bạn phải tuân theo các chỉ dẫn an toàn và lớp tuyết phải đủ dày để không gây hại cho thảm thực vật.
Thảm thực vật: Có nhiều cách để thảm thực vật không bị giẫm đạp. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định di chuyển trên thảm thực vật. Hãy lựa chọn những nơi có thảm thực vật bền vững hoặc nơi có thảm thực vật thưa thớt. Cỏ khô thường ít bị tàn phá. Tuy nhiên, đồng cỏ ẩm ướt và những thảm thực vật mong manh khác lại rất dễ bị ảnh hưởng do bị giẫm đạp lên. Việc giẫm lên cùng một vị trí này giúp những người mới theo sát nhau trên một tuyến đường, tránh việc lạc đường không mong muốn. Trong hầu hết các trường hợp, những người đi du lịch ngoài đường mòn nên phân tán trên phạm vi rộng (không tụ lại một điểm) để tránh tạo ra các lối đi không cần thiết mà những người đi sau có thể sẽ đi theo. Tránh giẫm lên thảm thực vật bất kỳ khi nào có thể, đặc biệt là ở các sườn dốc.
4. Cắm trại trên bề mặt vững chắc
Việc lựa chọn một điểm cắm trại thích hợp có lẽ là điều quan trọng nhất để giảm thiểu tác động đến tự nhiên. Bạn nên dựa vào thông tin về mức độ và loại hình hoạt động được cho phép tại khu vực đó, độ mỏng của thảm thực vật và đất, nguy cơ gây xáo trộn đời sống hoang dã, những đánh giá về các tác động trước đó và quy mô nhóm khi quyết định lựa chọn nơi cắm trại để tránh những tác động không đáng có đến tự nhiên.
5. Lựa chọn nơi cắm trại tại những khu vực cao điểm
Tránh cắm trại gần nguồn nước, đường mòn và hãy chọn điểm cắm trại mà nằm ngoài tầm nhìn của những người khác. Ngay cả ở những khu vực phổ biến, nhiều người lui tới, “tính biệt lập” cũng có thể được tăng cường bằng việc che chắn điểm cắm trại của bạn và chọn một nơi cách xa những đoàn khác. Cắm trại xa nguồn nước giúp cho phép động vật hoang dã có thể tiếp cận với nguồn nước.
Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên cắm trại ở những vị trí đã bị tác động nhiều trước đó, với việc sử dụng tiếp địa điểm đó một cách thận trọng thì tác động gây ra sẽ không đáng kể. Đừng lo lắng về việc bạn không tìm được bởi thông thường chúng sẽ không có hoặc có thảm thực vật thưa thớt trên bề mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một điểm cắm trại không có thảm thực vật như bề mặt cát hay đá.
6. Cắm trại ở những vùng hoang sơ chưa bị tác động
Những khu vực nguyên sơ thường ở nơi xa xôi và không có những tác động rõ ràng. Bạn có thể lựa chọn những địa điểm đặc biệt này nếu bạn cam kết tuân theo nguyên tắc không để lại dấu – Leave No Trace.
Tại những khu vực này, nguyên tắc bạn cần nhớ đó chính là phân tán các hoạt động và tránh di chuyển hay hoạt động trên cùng một khu vực nhiều lần. Nếu bạn muốn chuẩn bị thêm khu bếp thì nên chọn những bề mặt vững chắc như tảng đá lớn. Hãy hạn chế số lần đi lấy nước bằng cách mang theo bình chứa nước. Hãy kiểm tra quy định của khu vực và đừng quên tuân theo quy tắc hàng đầu: Cắm trại cách nguồn nước khoảng 60m (khoảng 70 – 80 bước chân).
Khi dỡ trại, hãy dành thời gian khôi phục lại vẻ tự nhiên của khu cắm trại như ban đầu. Phủ những “vật liệu tự nhiên”, chẳng hạn như lá cây, lên trên những khu đất bị mòn do đi lại nhiều lần, loại bỏ dấu chân và dùng gậy khôi phục phần cỏ bị rối lại như lúc đầu,…. Điều này sẽ giúp che đi những dấu hiệu về nơi bạn đã cắm trại và giảm khả năng những người đi dã ngoại sau bạn sẽ cắm trại tại chính điểm đó. Một điểm cắm trại càng ít được sử dụng thì càng dễ giữ được vẻ nguyên sơ ban đầu.
7. Cắm trại ở những nơi vùng đất khô hạn
Một điểm cắm trại phù hợp nhất tại những vùng đất khô cằn chính là trên những bề mặt vững chắc, chẳng hạn như đá và sỏi hoặc trên những khu vực đã bị tác động nhiều. Nếu bạn cắm trại tại những khu vực này bạn sẽ không phải lo lắng về những nguy hại cho thiên nhiên, điều bạn cần quan tâm đó chính là nó có đủ rộng cho đoàn của bạn hay không thôi.
Nên bố trí khu vực nấu ăn, lều trại và balo lên bề mặt đá, cát hoặc sỏi. Lựa chọn nhiều tuyến đường khác nhau để hạn chế diện tích thảm thực vật bị giẫm đạp và hạn chế phần đất bị nén chặt. Không nên cắm trại quá hai đêm.
Không được quét hoặc dọn sạch rác hữu cơ như lá cây và luôn hạn chế di dời sỏi, đá. Rác hữu cơ sẽ làm dịu lực giẫm đạp, hạn chế khả năng nén chặt đất, cung cấp dinh dưỡng cho thực vật và giảm xói mòn do mưa rào. Làm xáo trộn những bề mặt đá có mọc địa y và cây sơn – được coi như rìa sa mạc – sẽ gây ra tác động trong hàng trăm năm. Khi đã bị xáo trộn thì rất khó thay thế những bề mặt đá này, địa y và cây sơn sẽ không thể mọc lại chỉ trong vài chục năm.
8. Cắm trại tại hành lang sông
Hành lang sông là một dải hẹp đất và nước với không gian hoạt động bị hạn chế. Bạn có thể lựa chọn điểm cắm trại tại đây. Nhìn chung, tốt nhất nên cắm trại trên những điểm đã được tạo dựng sẵn trên bờ biển, bãi cát hoặc nơi không có thảm thực vật.
Mặc dù những nguyên tắc này có phần hơi khó thực hiện đối với những người mới đi cắm trại lần đầu nhưng để bảo vệ thiên nhiên cũng như giữ được vẻ hoang sơ như lúc đầu thì bạn nên tuân theo những nguyên tắc này. Những người cắm trại lúc trước đã giữ gìn cho bạn cảnh đẹp nguyên sơ thì bạn cũng nên tiếp nối họ, giữ nguyên vẻ đẹp của khu vực cắm trại cho những người đến sau nhé.