1. Nấm mốc
Nấm mốc xuất hiện trên lều là do lều vẫn còn ẩm ướt mà đã xếp lại, việc này có thể ảnh hưởng đến lớp phủ chống thấm nước. Để loại bỏ được nấm mốc đơn giản bạn chỉ cần pha một ít dung dịch chất tẩy cùng với nước theo tỉ lệ 1:10 vào bình xịt. Khi sử dụng bạn chỉ việc xịt lên nấm mốc và dùng mút xốp chùi sạch và đợi cho lều khô ráo.
2. Nhựa cây
Nhựa cây dính lên lều là một việc khá khó chịu, nó sẽ khiến cho tính thẩm mỹ của chiếc lều kém đi. Nếu phát hiện nhựa cây dính trên lều, bạn có thể làm như sau:
Bắt đầu bằng việc chà một viên đá lạnh lên vị trí bị dính nhựa cây, đến khi nhựa cây trở nên lạnh và cứng, cố gắng làm vỡ hoặc bóc nhựa cây ra khỏi vải lều.
Nếu không được, bạn có thể đặt tấm giấy ở cả hai bên vùng nhựa ở trên lều, sau đó, dùng bàn là là nóng khu vực đó, nhựa cây sẽ nóng chảy và dính sang tấm giấy. Cuối cùng, bạn cũng có thể lau chùi lại vùng bị dính nhựa còn sót lại bằng chất tẩy rửa dầu mỡ, rồi sau đó để khô.
3. Lỗ thủng hay vết rách trên lều
Nếu xuất hiện lỗ thủng hay vết rách trên vải lều, bạn nên vá chúng lại với miếng vá chuyên dụng hoặc thậm chí là băng dính.
Để xử lý những lỗ thủng trên lưới chống côn trùng của lều, bạn có thể sử dụng bộ miếng vá lưới chống côn trùng để vá.
Nếu lưới chống côn trùng của lều có những vết rạn do bị kéo mạnh, bạn nên cố gắng chỉnh sửa xung quanh vùng lều có vết rạn bằng ngón tay cái để làm cho tấm lưới trở lại bình thường.
4. Ngăn hơi ẩm xâm nhập vào trong lều
Hơi ẩm có thể xâm nhập vào lều thông qua đường chỉ trên đường may của lều. Nếu lều không được bịt kín đường may nối sẵn hoặc chất bịt đường may đã mất tác dụng, bạn sẽ cần thực hiện một số thao tác nhỏ trước khi bắt đầu chuyến cắm trại để ngăn hơi ẩm vào trong lều. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên sử dụng keo urethane (urethane-based sealer) để quét lên đường may. Tuy nhiên, nếu chiếc lều của bạn là lều si nylon siêu nhẹ thì nên dùng keo silicon (silicone seam sealer) để thay thế.
5. Thay dây ràng (a shock cord)
Thay thế một sợi dây ràng bị sờn hoặc bị mòn dễ dàng hơn bạn nghĩ đấy. Bạn sẽ cần một sợi dây ràng mới và kìm.
Đầu tiên, bỏ dây ràng cũ đi, buộc thắt nút ở một đầu dây ràng mới, đầu dây kia luồn vào đoạn xương lều đầu tiên, cho đến khi nút dây chạm xương lều. Kéo căng dây ràng rồi dùng kìm kẹp chặt và cố định không cho dây tuột lại vào bên trong. Để nguyên kìm tại chỗ, và luồn dây ràng tiếp vào đoạn xương lều tiếp theo, rồi dùng đi chuyển kìm đến vị trí cố định dây tiếp theo, tương tự như lúc đầu. Việc này giúp tránh việc dây bị chùng do phần dây thừa. Khi hoàn thành, thắt nút đầu dây còn lại và cắt bỏ phần dây thừa.
Mẹo: Khi gấp xương lều, nên bắt đầu từ giữa hơn là một đầu của xương lều. Vì nếu gấp từ một đầu xương lều, thì sẽ một đầu dây ràng sẽ bị kéo quá căng, còn nếu gấp từ giữa thì lực căng sẽ được chia đều cho 2 đầu dây.
6. Khóa kéo lều bị kẹt
Đơn giản chỉ cần chà sáp nến lên mặt răng cưa của khóa kéo, khóa kéo sẽ hoạt động bình thường trở lại (Cách này cũng có thể áp dụng với khóa kéo quần áo).
Với 5 mẹo trên hy vọng bạn sẽ xử lý được nhanh gọn những hư hỏng trên chiếc lều của mình. Lưu ý nhỏ cho bạn là nếu không tự tin có thể xử lý thì bạn có thể tham khảo ý kiến từ người bán hàng hay những người có kinh nghiệm để tránh gây hư hỏng nặng cho lều nhé.