Chúng tôi biết đây là một món đồ mà chẳng ai muốn dùng trong bất kỳ chuyến đi nào của mình, nhưng để giữ sự an toàn cũng như có thể sơ cứu kịp thời khi gặp những tình huống không thể lường trước thì bắt buộc trong đoàn phải có những vật dụng y tế. Nhưng vật dụng y tế thì có rất nhiều, vậy ta nên đem theo những loại nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

1. Vật dụng y tế – thuốc cơ bản
Theo cá nhân tôi, đây sẽ là những vật dụng bắt buộc phải có trong tất cả mọi chuyến cắm trại. Để chuẩn bị cho một chuyến cắm trại chắc chắn mọi người đều đảm bảo được sức khỏe của mình đang trong tình trạng tốt, nhưng bạn không thể nào lường trước được những tình huống gì sẽ diễn ra trong chuyến đi đúng chứ?
Dưới đây là danh sách những vật dụng cơ bản mà bạn cần mang:
- Khăn lau sát trùng (ưu tiên sử dụng khăn lau có Benzalkonium, hoặc cồn)
- Thuốc mỡ kháng khuẩn (ví dụ, bacitracin)
- Hợp chất của benzoin (dùng làm chất kết dính trên băng)
- Các loại băng dính (ưu tiên chất liệu vải)
- Miếng dán y tế cho vết thương hở (Băng cá nhân
- Miếng gạc (nhiều kích cỡ khác nhau)
- Băng dán vô trùng
- Băng keo y tế (cuộn dài 9m, chiều rộng tối thiểu 1 inch)
- Thuốc điều trị phồng rộp
- Ibuprofen/thuốc giảm đau khác
- Thuốc chống côn trùng đốt / chống ngứa
- Thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng
- Nhíp để gắp dằm
- Kim băng
- Hướng dẫn sơ cứu hoặc thẻ thông tin
Chắc chắn sẽ có người thắc mắc tại sao lại dùng khăn lau sát trùng mà không mang theo chai cồn cùng với bông y tế đúng không? Lý do mà tôi chọn khăn lau sát trùng đó chính là vì sự tiện lợi và nhỏ gọn của nó. Nếu như bạn chọn giải pháp mang 1 chai cồn kèm thêm bông băng thì bạn phải chắc chắn rằng chai cồn của bạn còn nguyên và không bị đổ ra ngoài. Nhưng đổi lại nếu bạn sử dụng các loại khăn lau sát trùng thì bạn sẽ không phải lo về chuyện bị đổ cồn ra ngoài và khi sử dụng, thao tác với khăn lau sát trùng cũng sẽ nhanh hơn.
2. Những vật dụng y tế khác mà bạn có thể mang theo
Trong trường hợp bạn tham gia chuyến cắm trại dài ngày với đông người hoặc bạn muốn chuẩn bị thêm các dụng khác thì bạn có thể mang thêm những gì? Câu trả lời đó chính là bạn hãy mang những vật dụng – thuốc dành cho các loại bệnh, chấn thương thường gặp. Dưới đây là một vài vật dụng và thuốc khác bạn có thể đem theo.
2.1 Băng, nẹp và miếng dán che vết thương
- Băng có độ đàn hồi
- Băng cravat hình tam giác
- Nẹp ngón tay
- Nẹp cố định nhanh SAM
- Gạc cuộn
- Băng cuộn, có thể kéo dài
- Miếng lót chứa hydrogel
- Miếng gạc làm sạch vết thương với thuốc tê
- Gạc cầm máu
- Băng dán cá nhân dạng lỏng
- Miếng lót mắt hình bầu dục
2.2 Thuốc/phương pháp điều trị bổ sung
- Thuốc kê đơn (ví dụ: thuốc kháng sinh)
- Gel giảm cháy nắng
- Thuốc ngậm trị viêm họng
- Thuốc nhỏ mắt
- Thuốc trị tiêu chảy
- Thuốc viên kháng acid (chống loét dạ dày)
- Thuốc điện giải (bù nước)
- Glucose hoặc các loại đường khác (điều trị hạ đường huyết)
- Epinephrine (dùng cho phản ứng dị ứng nghiêm trọng)
- Aspirin (chủ yếu để ứng phó với cơn đau tim)
2.3 Dụng cụ y tế khác
- Dao (hoặc dụng cụ đa năng có dao)
- Kéo cắt (kéo cùn)
- Lưỡi dao cạo an toàn (hoặc dao mổ w / # 15 hoặc # 12)
- Bông gạc
- Nhiệt kế
- Ống tiêm thủy lợi với đầu kim 1 mm
- Găng tay y tế (ưu tiên cao su nitrile; tránh sử dụng loại latex)
- Mặt nạ hô hấp CPR
- Quyển sổ nhỏ với bút chì hoặc bút chống thấm nước
- Túi đựng chất thải y tế và với hộp cho vật sắc nhọn
- Hộp chống thấm để chứa dụng cụ và thuốc
- Chăn dùng cho trường hợp khẩn cấp
- Nước rửa tay diệt khuẩn
- Xà phòng phân hủy sinh học

Trước khi sơ cứu nạn nhân, bạn hãy chắc chắn rằng mình có những kỹ năng cơ bản về sơ cứu cũng như hiểu rõ về các loại thuốc và vật dụng y tế. Nếu như bạn không kỹ năng hoặc không hiểu về thuốc hay tìm sự giúp đỡ từ người khác để tránh khiến cho bệnh tình hay chấn thương của nạn nhân trở nặng. Hãy tìm hiểu và học thêm các kỹ năng sơ cứu khẩn cấp để giúp cho bạn an tâm và tự tin hơn trong những chuyến cắm trại của mình nhé.